Xác định kích cỡ túi đặt ngực là một việc làm hết sức quan trong, quyết định sự thành bại của phẫu thuật nâng ngực. Trước khi tiến hành phẫu thuật nâng ngực bác sĩ sẽ cần đánh giá kích thước ngực và vú thực tế của khách hàng, và các khả năng nâng đỡ, co giãn của da và cơ, vị trí của núm vú-quầng vú và rất nhiều yếu tố khác của cơ thể để tư vấn kích thước túi độn cho khác hàng.
Nhiễu trường hợp yêu cầu của khách hàng không khả thi, thiếu thực tế thì phẫu thuật viên sẽ cho khách hàng biết điều đó và tư vấn cho họ về kích thước phù hợp mà vẫn gần nhất với mục tiêu mong muốn của khác hàng.
Vậy bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có thể viên xác định kích cỡ túi đặt ngực phù hợp cho khác hàng bằng cách nào?
Dưới đây bacsidanang.com xin giới thiệu phương pháp xác định kích cỡ túi đặt ngực bằng hệ thống TEPID đơn giản và tin cậy, với chỉ 5 bước đo đạc giúp ước lượng ngay kích thước túi phù hợp cho khác hàng chỉ trong chưa tới 5 phút.
Đồng thời cung cấp cho quý bác sĩ công cụ tính online xác định kích cỡ túi đặt ngực bằng hệ thống TEPID để sử dụng trong công việc hằng ngày.
Xem thêm: Phẫu thuật nâng ngực ở Đà Nẵng: An toàn, thẩm mỹ, tin cậy
Các bước xác định kích cỡ túi đặt ngực
“Xác định kích cỡ túi đặt ngực bằng hệ thống TEPID“
Bước 1: Xác định BW (Base Width): Chiều rộng cơ bản của mô vú hiện tại.
Bước 2: Xác định APSS (Anterior Pull Skin Stretch): Kéo căng da ra phía trước
Bước 3: Xác định STPTUP (Soft Tissue Pinch Thickness of Upper Pole) và STPTIMF (Soft Tissue Pinch Thickness at IMF)
- STPTUP: Độ dày mô mềm khi kẹp cực trên của vú.
- STPTIMF: Độ dày mô mềm khi kẹp tại nếp dưới vú (IMF viết tắt của từ InfraMammary Fold)
Bước 4: Xác định N-IMF (Nipple-InfraMammary Fold): Khoảng cách từ núm vú đến nếp dưới vú khi được kéo căng
Bước 5: Xác định PCSEF (Parenchyma’s Contribution to Stretched Envelope Fill)
PCSEF: Thể tích mô vú để lấp đầy khi kéo căng nhằm ước lượng sự đóng góp của mô vú hiện có của bệnh nhân. Để ước lượng nhu mô vú lúc căng đầy, bác sĩ kéo da quanh quầng vú về phía trước một cách tối đa, sau đó nắm tay hoặc hình dung vú lúc căng và ước tính lượng lấp đầy theo tỷ lệ phần trăm của mô vú hiện có của bệnh nhân.
Kéo căng da ra phía trước 2 cm và mô vú hiện tại đã lấp đầy 80%, hoặc đối với những khách hàng có da vùng vú rất lỏng lẻo, kéo căng da ra trước trước 3 cm thì những người này có rất ít mô vú, chiếm 20%. Nếu PCSEF hơn 80%, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ trừ đi 30 cc từ thể tích ước tính ban đầu và nếu lượng lấp đầy nhu mô nhỏ hơn 20%, bác sĩ cộng thêm 30cc.
Xác định kích thước tối ưu bằng hệ thống TEPID™
Từ 5 bước đo trên ghi chú vào bảng để tính ra được thể tích túi ngực
Base width (cm) | R/L | Base width parenchyma (cm) | 10.5 | 11.0 | 11.5 | 12.0 | 12.5 | 13.0 | 13.5 | 14.0 | 14.5 | 15.0 |
…/… | Estimated initial implant volume (cc) | 200 | 250 | 275 | 300 | 300 | 325 | 350 | 375 | 375 | 400 | |
APSS | …/… | If APSS < 2.0, -30 cc | ||||||||||
STPTUP | …/… | If APSS > 3.0, +30 cc | ||||||||||
STPTIMF | …/… | If APSS > 4.0, +60 cc | ||||||||||
N:IMF | …/… | If N:IMF > 9.5, + 30 cc | ||||||||||
PCSEF | If PCSEF < 20%, +30 cc | |||||||||||
If PCSEF > 80%, -30 cc | ||||||||||||
Estimated implant volume | ||||||||||||
For each volume indicated | 200 | 250 | 275 | 300 | 325 | 350 | 375 | 400 | ||||
Set new IMF at N:IMF (cm) | 7.0 | 7.0 | 7.5 | 8 | 8 | 8.5 | 9.0 | 9.5 |
Nguồn Pubmed ((Five critical decisions in breast augmentation using five measurements in 5 minutes: the high five decision support process))